CHẾ PHẨM VI SINH BÌNH ĐIỀN LÂM ĐỒNG ĐẠT CHUẨN ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

CHẾ PHẨM VI SINH BÌNH ĐIỀN LÂM ĐỒNG ĐẠT CHUẨN ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

23/10/2020

CHẾ PHẨM VI SINH BÌNH ĐIỀN LÂM ĐỒNG

ĐẠT CHUẨN ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Theo tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM): Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học,  các chất kích thích sinh trưởng, tạo điều  kiện cho sự chuyển hóa  khép kín trong  hệ sinh thái, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất cho phép.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ yêu cầu không được sử dụng 5 nguồn vật liệu đầu vào gồm:

  1. Các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học
  2. Phân bón hóa học,
  3. Chất kích thích tăng trưởng,
  4. Giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen
  5. Phân người

Nguồn vật liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp hữu cơ chủ yếu dựa vào luân canh, sử dụng phân chuồng đã qua ủ nóng, phân xanh, phân vi sinh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để canh tác. Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Duy trì và bảo toàn độ phì nhiêu của đất

- Ít gây ô nhiễm nguồn nước (nước ngầm, sông, hồ),

- Bảo vệ đời sống hoang dã (chim chóc, ếch nhái, côn trùng v.v...),

- Đa dạng sinh học, nhiều cảnh đẹp khác nhau,

- Đối xử tốt hơn với động vật nuôi,

- Ít sử dụng năng lượng và đầu vào không có khả năng phục hồi từ bên ngoài,

- Ít dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm,

- Không có hoocmon và chất kháng sinh trong các sản phẩm động vật,

- Chất lượng sản phẩm tốt hơn (hương vị, đặc tính tích lũy).

Với phương thức canh tác làm việc với chu trình tự nhiên, bảo toàn và làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại lợi ích không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu cho ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang ngày một phát triển Năm 2011 Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến phân hữu cơ sinh học Bắc Hội với diện tích 8,74 ha và phòng thí nghiệm vi sinh với nhiều thiết bị hiện đại cho ra đời nhiều loại chế phẩm sinh học như: phân bón sinh học (phân bón có nguồn gốc từ các chất liệu sinh học bao gồm các loại phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học được chế biến thông qua quá trình lên men vi sinh vật – compost), thuốc trừ sâu sinh học… phục vụ cho sản xuất nông nghiêp an toàn, nhưng thông dụng nhất đối với bà con nông dân vẫn là các sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học như Hữu cơ Trichoderma, Hữu cơ Trichoderma chống thối rễ, Hữu cơ cải tạo đất, …Chứa nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…

Hiện nay, sau một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, phòng thí nghiệm Vi sinh – Công ty cổ Phần Bình Điền Lâm Đồng đã phân lập, tuyển chọn và đưa vào ứng dụng sản xuất chế phẩm vi sinh đa chủng loại VS01 – BĐLĐ.

Chế phầm VS01 – BĐLĐ của Công ty Cổ phần Bình Điền Lâm Đồng với sự kết hợp hoàn hảo của các chủng vi sinh vật hữu ích như: Các chủng vi sinh đối kháng vi sinh vật gây bệnh hại cây trồng, các chủng  vi sinh vật phân giải lân khó tan, chủng vi sinh vật cố định đạm tự do, vi sinh vật xử lí chất thải hữu cơ giảm mùi hôi thối,…chuyên dùng để ủ và sản xuất các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ tại công ty, phục vụ chủ yếu cho rau, hoa màu, các loại cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm phục vụ cho bà con nông dân tại khu vực Tây nguyên và các tỉnh lân cận.

Thành phần

Trichderma spp.: 108 CFU/g

Bacillus subtilis: 108 CFU/g

Bacillus spp.: 108 CFU/g

Xạ khuẩn Streptomyces spp.       : 108 CFU/g

Azotobacterr spp: 108 CFU/g

Pseudomonas putida: 108 CFU/g

Lactobacillus acidophillus:108 CFU/g

Saccharomyces cerevisiae: 108 CFU/g

Công dụng

  • Đối kháng nấm Phytopthora, Fusarium, Palmivora, Rhizoctonia solani, Pythium, Sclerotium rolfsii, gây bệnh chết nhanh, chết chậm, xì mủ, thối rễ, lở cổ rễ, chết yểu, chết héo,vàng lá.
  • Phòng ngừa đặc hiệu các bệnh héo rũ (do nấm), héo xanh (do khuẩn)  trên cây hồ tiêu và các loại cây trồng khác. Ngăn ngừa hiện tượng chạy dây, thối rễ, lỡ cổ rễ, thối thân (dưa leo, dưa hấu, cà chua, ớt, bắp cải…).
  • Khống chế tuyến trùng và chặn đứng sự lây lan tuyến trùng.
  • Bên cạnh đó Pseudomonas sp còn tiết ra các chết kích thích sinh trưởng idole, acid acetic. Kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển tăng sức đề kháng chống bệnh. Đồng thời không ảnh hưởng đến môi trường cũng như nông sản sau khi thu hoạch.
  • Có khả năng sinh tổng hợp IAA (chất kích thích sinh trưởng tự nhiên ở thực vật), giúp cây phát triển bộ rễ và tạo khả năng ra hoa đồng loạt.
  • Có khả năng tiết ra các loại vitamin và các chất sinh học như: B1, B6,... axit nicotinic, axit pentotenic, biotin, auxin giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển vượt trội.
  • Sản sinh kích tố (hóc môn) thực vật, giúp cây tăng trưởng tốt, khoẻ mạnh. Làm thay đổi bộ mặt của đất, tạo màu mỡ trù phú cho những vùng đất bị hoá chất, sức nóng, hạn hán, núi lửa, lụt lội, đất nghèo, lạnh và sương mù gây hại.
  • Phân giải lân khó tan trong đất, ngoài ra còn có khả năng cố định đạm cao trong đất, giúp giảm được hàm hượng phân bón hóa học phải cung cấp cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất mà chất lượng nông sản vẫn đảm bảo chất yêu cầu.
  • Phân rã nhanh xác bã động, thực vật,giảm mùi hôi thối - tạo đất tơi xốp - tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất - cung cấp chất dinh dưỡng cho cây - làm phát triển bộ rễ, cây phát triển mạnh, xanh bền vững…
  • Thiết lập hàng rào vi sinh bảo vệ bộ rễ tơ, rễ cọc.Hỗ trợ sự phát triển mạnh bộ rễ, khỏe, dài và sâu hơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Đối với ủ phân hữu cơ (phân chuồng, vỏ café, phế phụ phẩm nông nghiệp,..) sử dụng 1kg/ 2m3 ủ. Hòa tan vào trong nước 20 lít sau đó đảo trộn đều vào đống ủ ,độ ẩm đạt 60- 65 % (dùng tay nắm chặt hỗn hợp ủ thấy nước rỉ ra kẽ tay là được). Thời gian ủ hoai mục từ 3 – 5 tháng (tùy thành phần nguyên liệu ủ).

Sử dụng trục tiếp: trộn đều 2 kg chế phẩm vào 1 tấn phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục sau đó dùng bón trực tiếp cho cây trồng.

Hòa 1 kg chế phẩm vào trong 400 lít – 500 lít nước, dùng tưới và sục gốc 4 – 5 lít /gốc. (nên sử dụng đều đặn 2 tháng / lần để đạt được hiệu quả tốt nhất).

Chú ý: để phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu và các loại nấm bệnh khác trên cây trồng nên kết hợp phun và tưới gốc là tốt nhất. 1 kg chế phẩm pha với 200 lít nước phun và tưới gốc.

Bảo quản: để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Bài viết khác