Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ

Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ

23/10/2020

Ứng dụng sản phẩm vi sinh của Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ

PADCO đã và đang xây dựng các mô hình, cũng như mở rộng sản xuất theo hướng hữu cơ với nhiều sản phẩm trồng trọt. Từ thực tiễn triển khai mô hình và nhân rộng ra sản xuất chúng tôi có một số chia sẻ nhằm mục đích thu nhận thêm các kinh nghiệm cũng như nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các cá nhân, tập thể để quy trình canh tác của chúng tôi được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao.

1. Một số sản phẩm vi sinh và sinh học áp dụng trong canh tác hữu cơ

1.1 Chế phẩm phân bón vi sinh SUMITRI

* Thành phần

- Trichoderma ssp: 109 cfu/g, gồm 3 chủng nhập khẩu từ Mỹ và 01 chủng phân lập tại Việt Nam. Các chúng vi sinh được nhân nuôi, phân tách bào tử và được bảo quản ở dạng ngủ nghỉ nên dễ bảo quản trong điều kiện tự nhiên. Thời gian bảo quản sản phẩm có thể kéo dài tới 24-36 tháng. Khi vi sinh được phóng thích ra môi trường thì nhanh chóng được kích hoạt và hoạt động rất hiệu quả và có thể hoạt động được cả trong điều kiện háo khí và yếm khí.

- Acid humic: 25%, Acid fulvic: 10%,

- Hữu cơ dễ tan bổ sung đủ 100%.

* Tác dụng

- Các chủng vi sinh phân giải rơm, gốc rạ rất nhanh (sau khi xử lý 7-10 ngày là rơm rạ phân hủy, do đó, khi sử dụng SUMITRI không phải đốt rơm rạ ngoài đồng sau thu hoạch, không cần phải để thời gian cách ly dài giữa 2 vụ  và cây lúa không bị ngộ độc hữu cơ, có thể tiết kiệm được tới 30% tổng lượng phân bón cả vụ.

- Với khả năng đối kháng mạnh của các chủng vi sinh nên giảm được đáng kể nguồn bệnh đầu vụ, từ đó hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh trong vụ.

- Có thể sử dụng SUMITRI để quản lý được sự lẫn nền giống vụ trước sang vụ sau và hạn chế được khá hiệu quả sự xuất hiện của lúa cỏ, lúa ma.

* Kết quả thực tiễn áp dụng:

- Sản phẩm đã được áp dụng khá rộng rãi và người sử dụng đánh giá cao trên mọi vùng, miền trong cả nước. Tiết kiệm phân bón, giảm được số lần phun thuốc trừ dịch hại rõ rệt so với đối chứng.

1.2. Phân hữu cơ vi sinh HUCO

* Thành phần: Nền phân hữu cơ HUCO để áp dụng cho canh tác hữu cơ chứa 100% phân trùn quế, đảm bảo chất lượng, được hạ ẩm độ, phối trộn thêm dịch trùn thủy phân chiết xuất, phối trộn với các chủng vi sinh đối kháng, vi sinh cố định đạm, phân giải lân…. Đảm bảo lượng dinh dưỡng cao và cân đối, cung cấp cho cây lúa sinh trưởng phát triển đạt yêu cầu.

* Tác dụng: Do lượng phân HUCO có nền đảm bảo lượng dinh dưỡng nên chỉ cần bón duy nhất HUCO, cây lúa vẫn đảm bảo sinh trưởng phát triển theo yêu cầu.

* Thực tiễn: Bón 400-500 kg/ha/vụ: chia 3 lần đều nhau: bón lót ngay trước sạ, bón thúc lần một và bón thúc lần hai theo quy trình chung và căn cứ vào tình hình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Năng suất lúa đã đạt 5,8 tấn/ha (canh tác bón phân hóa hoặc trong cùng điều kiện đất đai đạt 6-6,5 tấn/ha).

1.3. Chế phẩm vi sinh EMPAD

* Thành phần: EMPAD là chế phẩm EM do công ty phối hợp sản xuất và phát triển. EMPAD vừa có các vi sinh vật đối kháng vừa bổ sung đáng kể  chất hữu cơ và sinh học cho cây trồng.

* Tác dụng: Bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa và phòng chống được một số đối tượng bệnh hại, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn gây hại.

* Kết quả thực tiễn áp dụng: Cho hiệu quả rõ rệt, cây lúa sinh trưởng tốt và hạn chế được bệnh bạc lá lúa gây hại.

1.4. Các loại phân hữu cơ vi sinh đối kháng sâu, bệnh hại

* Thành phần:Là các hợp chất hữu cơ dễ tan, dễ hấp thu, được phối trộn với các chủng vi sinh vật đối kháng với nấm, vi khuẩn và các đối tượng côn trùng gây hại, cả chích hút và miệng nhai.

* Tác dụng:Các loại phân bón hữu cơ vi sinh vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng dạng hữu cơ dễ hấp thu qua lá giúp cho cây trồng phát triển cân đối và khỏe mạnh, vừa có tác dụng đối kháng sâu, bệnh hại.

* Thực tiễn:Các loại phân bón hữu cơ vi sinh hiện vừa bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng, vừa đối kháng sâu, bệnh đang áp dụng là:

- ABI-META: hữu cơ + nấm Metarhizium sp. đối kháng sâu hại.

- ABI-BB: hữu cơ + nấm Beauveria sp. đối kháng sâu hại.

- ABI-PALI: hữu cơ + nấm Paecilomyces sp. đối kháng sâu hại.

- ABI-NORI: hữu cơ + nấm Nomuraea sp. đối kháng sâu hại.

- ABI-KETOMIUM: hữu cơ + nấm Chaetomium sp. đối kháng các loại nấm bệnh.

- ABI-PS: hữu cơ + nấm Pseudomonas sp. đối kháng các loại bệnh.

2. Kết quả các mô hình đã triển khai áp dụng

2.1. Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ

Công ty hợp tác với Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) xây dựng mô hình và mở rộng sản xuất tại HTX Tân Tiến, xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long.

Vụ đầu tiên: Đông Xuân 2016-2017, triển khai 10 ha, đến vụ Hè Thu và vụ Thu Đông 2017 tăng lên 30 ha và dự kiến đến vụ Đông Xuân 2017-2018 đạt 70 ha.

Qua các 3 vụ triển khai chúng tôi có một số trao đổi như sau:

- Nhận thức của nông dân: thời điểm ban đầu triển khai tương đối thuận lợi, do là phong trào mới và nông dân còn hào hứng. Sau vụ đầu tiên, do năng suất lúa không cao như canh tác truyền thống nên nhiều nông dân chán nản. Tuy nhiên, do được bảo hiểm thu nhập bằng giá thu mua cao nên nông dân tiếp tục tham gia và đã mở rộng được diện tích. Trong quá trình sản xuất, nhiều nông dân cũng có ý định phá vỡ quy trình để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, công tác giám sát thực hiện quy trình được triển khai tốt, bằng nhiều lớp giám sát nên đã kịp thời phát hiện và  giám sát nông dân thực hiện đúng quy trình và đến vụ thứ 3 diện tích vẫn giữ ổn định, nhiều hộ muốn tăng thêm diện tích cũng như nhiều hộ muốn đăng ký tham gia mới.

Có thể nói rằng công tác giám sát nông dân thực hiện theo đúng quy trình, không phá vỡ quy trình là vấn đề rất quan trọng trong công tác chỉ đạo sản xuất hữu cơ. Nếu không có tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời những sai sót trong thực hiện quy trình thì rất khó thành công và mở rộng mô hình. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của canh tác theo hướng hữu cơ.

- Công tác tổ chức phối hợp của các bên liên quan:

(+) Nhờ cam kết bao tiêu và bảo hiểm thu nhập của HTX TM Saigon Co.op, nên khá thuận lợi trong quá trình triển khai. Diện tích lúa nông dân tham gia xây dựng mô hình có thu nhập tối thiểu đạt tương đương với canh tác theo phương thức phổ thông.

(+) Công tác chỉ đạo thực hiện quy trình của Hợp tác xã, cán bộ kỹ thuật của công ty bám xát địa bàn kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh như sinh trưởng phát triển của cây lúa, phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại, … nên các biện pháp xử lý kịp thời, không để vấn đề phát sinh đến mức không thể kiểm soát được. Đồng thời phát hiện kịp thời các cá nhân có hiện tượng phá vỡ quy trình thực hiện để uốn nắn kịp thời.

(+) được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp từ tỉnh – huyện – xã và đội ngũ các nhà khoa học trình độ cao, giàu kinh nghiệm, đã kịp thời phát hiện những thiếu xót của quy trình để bổ sung giúp cho quy trình ngày càng hoàn thiện.

- Diễn biến tích cực của hệ sinh thái đồng ruộng: tạo niềm tin và tinh thần lạc quan cho các cấp cũng như bà con nông dân tham gia chương trình.

Số liệu về năng suất lúa của ruộng làm 1 vụ và ruộng làm 2 vu liên tiếp theo quy trình canh tác hữu cơ cho thấy kết quả khá rõ về những chuyển biến tích cực của canh tác theo hướng hữu cơ

Bảng 1. Năng suất lúa của các hộ thực hiện 2 vụ và hộ thực hiện 1 vụ canh tác hữu cơ (tạ/ha)

 Vụ sản xuất

Hộ không làm

vụ đông xuân

Hộ có làm

vụ đông xuân

Chênh lệch

TB Vụ Đông Xuân

-

39

-

TB Vụ Hè Thu

43

53

10

Cao nhất vụ Đông Xuân

-

45

-

Thấp nhất vụ Đông Xuân

-

25

-

Cao nhất vụ Hè Thu

47

58

11

Thấp nhất vụ Hè Thu

29

40

10

 

Kết quả cho thấy,   các hộ có làm vụ Đông Xuân theo hướng hữu cơ đã giúp cho vụ Hè Thu có năng suất tăng cao hơn 10-11 tạ/ha.        Năng suất tăng giữa vụ Hè Thu so với vụ Đông Xuân cho thấy trong điều kiện vụ Hè Thu tuy không thuận lợi để lúa đạt năng suất cao nhưng vụ Hè Thu của mô hình theo hướng hữu cơ đã đạt 58 tạ/ha, đồng thời sau 01 vụ canh tác hữu cơ năng suất đã được cải thiện rõ rệt so với chưa canh tác theo hướng hữu cơ, tạo tiền đề cho việc mở rộng diện tích của mô hình.

 

 

Bài viết khác